Tin tức & Sự kiện

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn web 1

    0968 160 406

  • Hotline

    0827 373839

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 5
  • Trong ngày: 895
  • Hôm qua: 1849
  • Tổng truy cập: 423773

Các lỗi thường gặp khi doanh nghiệp thiết kế website (Phần 2)

TTO - Không chỉ đơn thuần là việc lập ra một trang web, đưa chúng lên mạng Internet và xem đó là đã vận hành website. Nó sẽ thất bại, không đạt hiệu quả nếu không tránh được các lỗi thường gặp khi thiết kế website.

Website cần thu hút khách truy cập ngay từ lần "gặp gỡ" đầu tiên, và giữ chân họ với nội dung hấp dẫn - Ảnh minh họa: Entheosweb

Tiết kiệm hoặc chi ra quá mức cần thiết

Có khá nhiều công ty nhỏ đón nhận một bản thiết kế website thật kinh khủng vì đã cố gắng tiết kiệm chi phí, thuê một thiết kế web "giá rẻ" hoặc "kỳ kèo chi phí thiết kế". Song song đó, cũng không thiếu các công ty hào phóng quá mức cần thiết, thuê hẳn một đối tác "đắt đỏ" chuyên làm với các thương hiệu lớn, cho đến khi họ nhận ra đối tác đó không có những kỹ năng trợ giúp một doanh nghiệp nhỏ thường tập trung vào lợi tức đầu tư (ROI).

Ảnh minh họa: Internet

Lại một lần nữa, khâu khảo sát như đã nêu ở Phần 1 là điều cần thiết, dù bạn tạo dựng một website mới, hay tái phát triển website hiện có. Sau đó, dựa trên những yêu cầu từ bản khảo sát sẽ xác định bạn cần đầu tư bao nhiêu chi phí cho phần thiết kế website. Nếu tập trung khư khư vào chi phí đầu tư, có thể làm chệch hướng toàn bộ tiến trình xây dựng website.

Ấn tượng đầu tiên của khách hàng khi truy cập vào website sẽ lưu lại hình ảnh về doanh nghiệp. Đừng để khách hàng đánh giá doanh nghiệp qua một thiết kế website nghèo nàn, nội dung cũ rích.

Việc thuê một đồ họa viên thiết kế website (designer) làm việc tự do (freelance) hoặc một công ty phụ trách còn tùy thuộc vào quy mô dự án website doanh nghiệp (chỉ ở dạng tin tức - liên hệ, hay kinh doanh, thương mại điện tử, cung cấp nội dung tương tác...). Mỗi bên đều có điểm mạnh yếu khác nhau. Các doanh nghiệp thường lo ngại "không nắm được" freelancer (người làm tự do), tuy nhiên, cộng đồng đồ họa viên freelance hiện nay làm việc rất chuyên nghiệp, có kỹ năng tốt, chi phí thực hiện không cao so với thuê một công ty thiết kế.

Nếu vẫn còn phân vân, một mẹo nhỏ để bạn dễ đưa ra chọn lựa là yêu cầu các bản phác họa thiết kế mẫu "đấu thầu" của một số bên tham gia, dựa trên yêu cầu cụ thể từ khảo sát do mình cung cấp. Yêu cầu doanh nghiệp đưa ra càng chi tiết, bên thiết kế càng dễ thực hiện chính xác. Các bên "đấu thầu" thật sự muốn nhận dự án sẽ có những thiết kế phác họa, tùy thuộc vào phong cách và triết lý thiết kế thuyết phục bạn hợp tác. Lưu ý không sử dụng các chi tiết của các bên "đấu thầu" không được chọn.

Tránh làm kẻ ngu ngơ!

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay ở Việt Nam bị một số đối tác "kê giá" khi yêu cầu phát triển một website. Thực chất, cá nhân hay công ty đó dùng một phiên bản phần mềm web mã nguồn mở (CMS) miễn phí sử dụng rất phổ biến như Joomla, Drupal, ExpressEngine hay WordPress, sau đó tải các gói giao diện miễn phí từ hàng trăm website cung cấp, hoặc mua gói giao diện chuyên nghiệp cho CMS đó với giá tầm 50 - 75 USD. Tuy cần cài đặt và hiệu chỉnh cho phù hợp nhưng thường chi phí doanh nghiệp phải trả bị đội lên từ 5 - 10 lần hoặc hơn.

Ảnh minh họa: Internet

Do đó, cần tham khảo kỹ lưỡng từ bảng báo giá của đối tác, hỏi về mã nguồn do bên họ tự phát triển hoặc sử dụng của bên thứ ba, tìm kiếm nguồn tư vấn từ chuyên gia. Các phần mềm web CMS mã nguồn mở mặc dù miễn phí nhưng chức năng rất chuyên nghiệp, có thể bổ sung nhiều module chức năng khác nhau, giao diện đa dạng. Vấn đề ở đây là tránh bị "lừa phỉnh" quá mức so với giá trị thực tế của bản thiết kế giao diện.

Không am hiểu, đừng chỉ đạo thiết kế!

Hãy để bộ phận chuyên môn làm công việc của họ. Nếu không thật sự am hiểu, bạn đừng nên tham gia chỉ đạo vào bản thiết kế website. Chỉ cần đưa ra những yêu cầu và định hướng hoạt động để designer thực hiện. Những chỉ đạo cảm tính, không rõ ràng, không dựa vào căn cứ nào sẽ chỉ giúp tạo ra một sản phẩm tệ hại.

Ảnh minh họa: Internet

Nội dung quá cũ, không cập nhật

Một website hấp dẫn và có hiệu quả phải được cập nhật thông tin mới nhất thường xuyên, từ thông tin sản phẩm của doanh nghiệp, các dịch vụ, cho đến danh sách ban giám đốc, những thông tin đi kèm khác sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp, uy tín và tạo dựng lòng tin đối với khách hàng truy cập vào website.

Đối với các website mua bán trực tuyến, luôn cần tạo sự mới mẻ trên mặt trang bằng cách cập nhật cho sản phẩm, những thông tin bổ ích liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp, từ blog của công ty chẳng hạn. Điều này cũng đưa khách truy cập đến website từ công cụ tìm kiếm. Phần liên hệ phải có đủ chi tiết để khách truy cập, hoặc khách hàng tìm đến doanh nghiệp, hay bộ phận hỗ trợ.

Hãy đặt mình vào trường hợp khách truy cập, khi xem một website hai lần trong khoảng thời gian và thấy vẫn như cũ, liệu bạn có muốn truy cập lần thứ ba?

Không tương thích với môi trường di động

Thảm họa cho một website nếu nó không hiển thị tốt trên các thiết bị di động. Trên các phương tiện truyền thông báo chí đều đã công bố rất nhiều số liệu về lượng truy cập website từ smartphone, tablet tăng rất cao so với lướt web từ PC truyền thống.

Giao diện website tự điều chỉnh tùy thuộc loại thiết bị người dùng sử dụng truy cập là xu hướng và yêu cầu bắt buộc với các website - Ảnh minh họa: Internet

Không khó để thống kê khách truy cập vào website bằng loại thiết bị gì, PC hay mobile. Google Analytics phân tích rất chi tiết. Tùy thuộc vào lượng truy cập từ Mobile ít hay nhiều, bạn có thể quyết định tạo thêm một phiên bản mobile cho website hoặc một ứng dụng di động. Nếu chỉ ở mức thấp, doanh nghiệp chỉ cần thiết kế website tự chuyển đổi giao diện phù hợp (responsive) khi nhận diện truy cập từ smartphone, tránh tạo thêm phiên bản mobile.

Đây là yếu tố rất quan trọng cần đặt lên hàng đầu cho website doanh nghiệp theo xu hướng di động hóa hiện nay.

Kết hợp mạng xã hội

Đừng quên tận dụng sức mạnh mạng xã hội gia tăng tương tác với khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng tiềm năng. Tạo dựng Facebook Fan Page vận hành song song với website là điều cần đưa vào kế hoạch ban đầu. Quảng bá qua các nội dung phù hợp (tránh đăng nội dung phản cảm gây hiệu ứng ngược) để hút lượng truy cập từ mạng xã hội về website.

Cuối cùng, hãy kiểm tra lại khi website hoàn tất, thử sử dụng như một khách truy cập để hiểu được trải nghiệm của họ khi xem website.

Theo http://nhipsongso.tuoitre.vn

Tin tức & Sự kiện khác

Hotline 24/7: 0968 16 04 06