Tin tức & Sự kiện

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn web 1

    0968 160 406

  • Hotline

    0827 373839

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 1
  • Trong ngày: 296
  • Hôm qua: 417
  • Tổng truy cập: 363071

Bán hàng trực tuyến: Doanh nghiệp “đau đầu” tìm giải pháp tối ưu

 

Thương mại điện tử đang trở thành một kênh phân phối sản phẩm tốt hiện nay. Nhưng các doanh nghiệp lại đang có 2 lựa chọn: cố gắng tự xây dựng hệ thống của mình hay đưa sản phẩm của mình cho một đơn vị khác để họ phân phối. Đâu là giải pháp phù hợp?

BizLIVE -

Bán hàng trực tuyến: Doanh nghiệp “đau đầu” tìm giải pháp tối ưu

Ảnh minh họa.

Đại diện một doanh nghiệp thời trang cho biết: “Chi phí cho việc phát triển một cửa hàng truyền thống cao hơn nhiều so với việc triển khai một trang web bán hàng. Chi phí sẽ nằm ở việc thuê cửa hàng, thuê nhân viên, quản lý mà không phải cửa hàng nào cũng kinh doanh thuận lợi.”

Do đó việc phát triển thương mại điện tử hiện nay là một cách để giảm các chi phí ban đầu và phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ.

Hiện nay có hai giải pháp phổ biến nhất là tự xây dựng cho mình một hệ thống thương mại điện tử từ trang web cho đến phân phối sản phẩm, và giải pháp khác là đưa sản phẩm lên các trang thương mại điện tử khác.

Tự làm từ đầu đến cuối

Thực tế, doanh nghiệp không nhất thiết phải tự xây dựng hoàn toàn hệ thống. Các bước từ xây dựng trang web cho đến việc chuyển sản phẩm đến tay khách hàng có thể được thực hiện bằng cách kết hợp cùng các đối tác khác. Tuy nhiên vấn đề nằm ở quá trình vận hành hệ thống.

Để có thể hoạt động website thương mại điện tử, chủ sở hữu phải tiến hành đăng ký tên miền với bộ thông tin truyền thông và sau đó đăng ký hoạt động website thương mại điện tử với bộ công thương. Nếu như trang web của doanh nghiệp được thuê thực hiện bởi các công ty website thì họ sẽ hỗ trợ thực hiện các thủ tục này.

Ưu điểm của cách này là doanh nghiệp có thể chủ động tất cả các vấn đề liên quan đến sản phẩm. Đặc biệt, nếu như uy tín của sản phẩm tăng lên thì việc khách hàng chủ động vào website của mình sẽ nhiều hơn, từ đó cũng tăng được hiệu quả trong quảng bá thương hiệu.

Đưa sản phẩm cho một đơn vị khác

Hiện nay giải pháp này đang được nhiều các chủ doanh nghiệp sử dụng vì dễ dàng thực hiện các giao dịch và doanh nghiệp cũng ít việc phải làm hơn.
Các hệ thống như Lazada, Sendo hiện nay là các giải pháp hỗ trợ tạo gian hàng trực tuyến và miễn phí. Người bán chỉ cần tạo ra gian hàng của mình. Sau khi kiểm tra các thông tin chủ sở hữu, chủ doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình lên website để khách hàng trực tiếp lựa chọn sản phẩm giữa một loạt các nhà cung cấp khác nhau.
Sau khi đã chọn được bên cung cấp, khách hàng sẽ tiến hành tạo đơn hàng để trang web đến kho lấy hàng và vận chuyển.
Như vậy doanh nghiệp sẽ không cần quan tâm đến vấn đề vận hành hệ thống website hay vận chuyển và theo dõi tình hình đơn hàng của khách. Thế nhưng doanh thu cũng sẽ ảnh hưởng một phần do lợi nhuận thu lại phụ thuộc vào tỷ lệ chia sẻ giữa website và doanh nghiệp.
 Thanh toán khi giao hàng là một hình thức được nhiều khách hàng tin tưởng
So sánh lợi hại

Hai giải pháp hiện nay đang có những ưu và khuyết điểm riêng: Một giải pháp được coi là khá tốn kém, nhưng giải pháp còn lại thì không mang lại được nhiều lợi nhuận cũng như phải chịu sự phụ thuộc hoàn toàn vào website thương mại kia.

Khi thực hiện tự xây dựng hệ thống, một trong những khó khăn của doanh nghiệp chính là việc vận chuyển sản phẩm của mình. Chia sẻ của đại diện Giaycao4men: “Mặc dù đã có làm việc với các đối tác chuyển phát nhanh nhưng tốc độ giao hàng giữa các tỉnh thành hiện nay vẫn chưa bằng nhau. Cụ thể là ở các thành phố lớn như Hà Nội thì tốc độ giao hàng khá nhanh nhưng khi đến các huyện ở tỉnh xa thì không được như vậy”.

Việc xây dựng cho mình một website thương mại điện tử riêng cũng không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả như mong muốn của doanh nghiệp. Một công ty cung cấp giải pháp website thương mại điện tử chia sẻ, các website mà họ cung cấp chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có sản phẩm là hiện vật cụ thể. Bên cạnh đó việc tạo ra website có thể nhanh chóng hoàn thiện nhưng để tạo ra doanh thu từ trang web đó lại phụ thuộc vào lượng người truy cập và tỷ lệ chuyển đổi của trang web.

Bên cạnh đó lợi nhuận từ hệ thống của chính họ xây dựng cũng cao hơn khi đưa sản phẩm vào các web bán hàng. Trong đó để có được lượng người truy cập vào website lớn thì doanh nghiệp sẽ phải thực hiện một loạt các biện pháp như quảng cáo cho chính website, chia sẻ trên mạng xã hội, tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm.
Các công việc này thường rất tốn kém và kể cả khi đã đạt được một số hiệu quả thì việc giảm số tiền chi cho các hoạt động này cũng sẽ kéo theo sự đi xuống của hiệu quả trang web.

Theo một đại diện Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, cách doanh nghiệp hiện nay nên sử dụng kết hợp cả hai giải pháp là xây dựng một hệ thống riêng, và đưa sản phẩm cho một website thương mại điện tử khác. Như vậy hiệu quả của việc phân phối sản phẩm sẽ tăng gấp đôi do tận dụng được thêm các chương trình quảng cáo đến từ website thương mại kia.

Như vậy việc lựa chọn giải pháp thương mại điện tử nào phụ thuộc vào khả năng và sản phẩm của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên kết hợp cả hai giải pháp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

VIỆT KHÔI( BIZLIVE)

Tin tức & Sự kiện khác

Hotline 24/7: 0968 16 04 06