Tin tức & Sự kiện
- Chính sách
- Tin tức phật giáo
- Tin tức kinh doanh
- Tư vấn thiết kế website
- Góc Chia Sẻ
- Tin tức SEO
- Tin tức công nghệ
- Hướng dẫn quản trị website
- Công ty thiết kế web
- Kiến thức cơ bản
- Rao vặt tổng hợp
- Tuyển dụng
Hỗ trợ trực tuyến
-
Tư vấn web 1
0968 160 406
-
Hotline
0827 373839
Thống kê truy cập
- Đang truy cập: 3
- Trong ngày: 424
- Hôm qua: 539
- Tổng truy cập: 433783
57% người tiêu dùng ngại mua online hàng của DN vừa và nhỏ
57% số người tại khu vực châu Á Thái Bình Dương tham gia khảo sát của Forrester Consulting cho biết doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng ít được lựa chọn nhất khi họ tìm kiếm nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tuyến.
Người mua hàng trực tuyến không tin tưởng các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ảnh minh họa: Internet.
FedEx Express, công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới, vừa công bố kết quả một nghiên cứu khảo sát về hành vi tiêu dùng toàn cầu xoay quanh lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới. Khảo sát được công ty nghiên cứu độc lập Forrester Consulting thực hiện dưới sự ủy thác của FedEx.
Nghiên cứu cho thấy thái độ dè dặt của người mua sắm trực tuyến tại khu vực châu Á Thái Bình Dương (APAC) khi mua sắm trực tiếp từ website bán lẻ trực tuyến của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có đến 57% số người tham gia khảo sát tại khu vực châu Á Thái Bình Dương xếp hạng đây là đối tượng doanh nghiệp ít được lựa chọn nhất khi mua sắm trực tuyến xuyên biên giới (sau các chợ trực tuyến đa thương hiệu, các website của nhãn hàng hay nhà sản xuất và các nhà bán lẻ có trụ sở xác thực).
Trong số những đối tượng khảo sát bày tỏ mối nghi ngại đối với việc mua sắm trực tiếp từ website bán lẻ của doanh nghiệp vừa và nhỏ, 46% cho rằng thái độ e dè của họ xuất phát từ sự khó khăn trong việc xác thực danh tiếng hoặc uy tín của người bán (cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung bình toàn cầu - chỉ 21% số người khảo sát thể hiện sự dè dặt này).
Tuy nhiên, mối nghi ngại khi sử dụng website của các nhà bán lẻ trực tuyến vừa và nhỏ vẫn không làm suy giảm sự hứng thú của người tiêu dùng châu Á Thái Bình Dương đối với việc mua sắm trực tuyến xuyên biên giới.
Trên thực tế, người tiêu dùng châu Á Thái Bình Dương chi tiêu trung bình gần 350 USD mỗi năm cho việc mua sắm trực tuyến xuyên biên giới, cao hơn 50 USD so với mức trung bình toàn cầu (300 USD). Mức chi tiêu này thậm chí còn cao hơn tại một số thị trường châu Á Thái Bình Dương nhất định, ví dụ, 26% người tham gia khảo sát tại Trung Quốc cho biết họ chi tiêu hơn 1.000 USD mỗi năm cho việc mua sắm trực tuyến.
Được hoàn tất vào tháng 9/2014, cuộc khảo sát được thực hiện trên 9.006 người mua sắm trực tuyến tại 17 quốc gia và khu vực bao gồm cả Úc, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc... tại châu Á Thái Bình Dương.
Kết quả khảo sát trên giúp các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến quy mô nhỏ có được một số kinh nghiệm để tăng hiệu quả kinh doanh. Chẳng hạn, doanh nghiệp nhỏ và vừa nên chú ý đến việc kinh doanh và lưu lượng truy cập quốc tế. Bởi một số lượng lớn doanh nghiệp được khảo sát cho biết việc kinh doanh quốc tế của họ đã khởi phát ngoài dự tính thông qua việc các khách hàng nước ngoài tìm thấy họ bằng công cụ tìm kiếm trên mạng và các quảng cáo trực tuyến.
Hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ quyết định tập trung vào một số ít thị trường chủ đạo có thể tăng đầu tư vào các dịch vụ như dịch website, quảng cáo web và các dịch vụ thanh toán mở rộng.
Theo Thông Tin Công Nghệ |
Tin tức & Sự kiện khác
- Vì sao không nên tiếp thị trực tuyến "nhỏ giọt"?(10/03/16)
- Chuyên gia an ninh mạng bật mí tuyệt chiêu để mua bán trực tuyến tuyệt đối an toàn(27/11/15)
- Top công cụ marketing online được các chủ shop ưa chuộng nhất(14/10/15)
- 4 bước quan trọng trong kinh doanh online(09/09/15)
- 5 sai lầm cần tránh trong thương mại điện tử(03/09/15)
- 20 gợi ý kinh doanh thu nhập hấp dẫn không cần thuê địa điểm(03/09/15)
- Vi phạm thương mại điện tử phạt đến 50 triệu đồng(14/08/15)