Tin tức & Sự kiện
- Chính sách
- Tin tức phật giáo
- Tin tức kinh doanh
- Tư vấn thiết kế website
- Góc Chia Sẻ
- Tin tức SEO
- Tin tức công nghệ
- Hướng dẫn quản trị website
- Công ty thiết kế web
- Kiến thức cơ bản
- Rao vặt tổng hợp
- Tuyển dụng
Hỗ trợ trực tuyến
-
Tư vấn web 1
0968 160 406
-
Hotline
0827 373839
Thống kê truy cập
- Đang truy cập: 5
- Trong ngày: 396
- Hôm qua: 539
- Tổng truy cập: 433755
11 thương vụ thâu tóm lớn nhất trong lịch sử Google
Google đã chi 28 tỷ USD dành cho việc thâu tóm 163 công ty lớn nhỏ kể từ năm 2001. Gã khổng lồ tìm kiếm đã nhắm tới tất cả các công ty công nghệ: từ doanh nghiệp chuyên về bản đồ cho tới dịch vụ bảo mật hay phần mềm nhận diện khuôn mặt...
Makani Power - Năng lượng sạch (30 triệu USD)
Google đã từng đầu tư vào công ty startup này trước khi mua lại nó vào tháng 5/2013. Kể từ thời điểm đó, Makani đã cùng với các kỹ sư của phòng thí nghiệm Google X nghiên cứu để chế tạo một loại tua-bin gió bay trên không – thiết bị có khả năng trở thành chìa khóa cho nguồn năng lượng sạch trong tương lai. Google hiện đã chế tạo thành công một nguyên mẫu hoạt động được của thiết bị này.
Zagat - Ứng dụng đánh giá nhà hàng (151 triệu USD)
Việc mua lại Zagat vào tháng 9/2011 của Google chủ yếu là để hiện thực hóa ý tưởng đa dịch vụ của Google, bao gồm ứng dụng Maps, công cụ tìm kiếm và Google Earth. Với khả năng đánh giá và bình luận của Zagat, Google đã có thể cạnh tranh sòng phẳng hơn với những dịch vụ như Yelp.
Titan Aerospace - Máy bay không người lái (60 triệu USD)
Vụ mua bán công ty có trụ sở ở New Mexico này đem đến rất nhiều lợi ích cho Google. Bên cạnh việc chụp ảnh cho những ứng dụng như Google Maps, Earth, hay thậm chí góp phần vào dự án Makani Power, Titan Aerospace còn giữ một vai trò quan trọng trong dự án Project Loon của Google – một dự án nhằm đưa kết nối Internet băng thông rộng đến mọi nơi trên Trái Đất.
DNNresearch Inc - Hệ thần kinh nhân tạo (5 triệu USD)
Tháng 3/2013, Google đã mua lại công ty startup DNNresearch Inc ở Toronto để tiếp quản thí nghiệm của họ về hệ thần kinh nhân tạo – một thí nghiệm sử dụng máy tính để mô phỏng và bắt chước hoạt động của não người, nhưng với hiệu suất cao hơn. Google mới đây đã giới thiệu một tài liệu miêu tả cách mà hệ thần kinh nhân tạo này có thể tối ưu hóa hoạt động dựa trên các trung tâm dữ liệu toàn cầu của nó.
Đồng thời, trong tháng 1/2014, phát minh này của Google cũng đã chứng tỏ khả năng nhận biết hàng triệu số nhà và tên đường để trợ giúp cho người dùng ứng dụng Google Street View có thể định vị và tìm đường. Hệ thần kinh nhân tạo này, với tiềm năng vô cùng to lớn, được kỳ vọng rằng sẽ tiếp tục phát triển để trợ giúp cho những dịch vụ khác của Google.
DeepMind Technologies - Trí thông minh nhân tạo (650 triệu USD)
Google luôn muốn sắp xếp lại hệ thống dữ liệu và truyền thông đa phương tiện trên toàn thế giới, chính vì vậy vào tháng 1/2014 hãng đã mua lại công ty DeepMind – nhằm giúp cho máy móc có "khả năng nhận thức tương ứng", giúp chúng có khả năng làm được những việc như "nghe nhạc và viết cảm nhận về bản nhạc đó". Nhờ có DeepMind, Google đã có thể dạy máy tính cách làm những việc như chú thích hình ảnh hoặc video cũng như có khả năng mô tả các vật thể. Cả hai nhà đồng sáng lập của Google đều khẳng định: "Chúng tôi sẽ tạo ra những cỗ máy biết nói lý lẽ, suy nghĩ và làm mọi việc tốt hơn con người".
Boston Dynamics – Robot (500 triệu USD)
Đây là công ty từng sản xuất các robot nghiên cứu cho Lầu Năm Góc, nhưng hiện giờ thì họ đang chế tạo robot cho Google. Công việc này hiện đang nằm dưới sự quản lý của Andy Rubin – cựu chủ tịch Android. Khi dự án này thành công, nó có thể giúp cho Google vận chuyển hàng hóa – đặc biệt là ở những thành phố – giống như cách mà Amazon định làm với những máy bay không người lái.
Waze – Phần mềm định vị (966 triệu USD)
Google vừa mua lại công ty chuyên về GPS và chỉ đường với giá gần 1 tỷ USD vào tháng 6/2013, mặc dù công ty này không hề có lợi nhuận vào thời điểm đó. Tuy nhiên, với nguồn dữ liệu từ hơn 44 triệu người dùng của Waze, Google đã có khả năng cải thiện đáng kể việc lập bản đồ dữ liệu thời gian thực về điều kiện đường xá cũng như dữ liệu về hoạt động kinh doanh và dịch vụ.
Nest Labs – Nhà tự động (3,2 tỷ USD)
Năm 2011, Google đã công bố kế hoạch đưa Android vào phòng khách mỗi gia đình với một dự án có tên "Ngôi nhà Android". Nhưng hãng đã nhanh chóng từ bỏ, cho tới khi thương vụ trị giá 3 tỷ USD với Nest Labs vào tháng 1/2014 hứa hẹn mang lại sức sống cho dự án này. Hơn nữa, kể cả khi Google không có ý định khởi động lại dự án "Ngôi nhà Android", thì thương vụ sát nhập này vẫn góp phần nâng cao vị thế chiến lược của hãng. Hai sản phẩm gia đình của Nest là máy điều nhiệt và máy phát hiện khói thuốc đều bán rất chạy và đồng thời giúp Google thu thập được một lượng lớn dữ liệu về thói quen của người dùng. Google là một gã khổng lồ luôn thèm muốn dữ liệu, đồng thời có khả năng sử dụng những thông tin quý giá đó cho những dịch vụ khác của hãng như Google Now hay Google Maps.
DoubleClick – Quảng cáo Online (3,1 tỷ USD)
Google đã chi hơn 3 tỷ USD cho DoubleClick vào tháng 3/2008, mặc dù thương vụ này đã được công bố từ tháng 4/2012. Kể từ đó đến này, DoubleClick vẫn luôn là "con gà đẻ trứng vàng" của Google. Công ty này đã phát triển và cung cấp dịch vụ quảng cáo của mình cho những khách hàng lớn như Cocacola, Nike, và Apple. Vai trò của quảng cáo với Google là rất to lớn: Khoảng 95% trong số 12,67 tỷ USD doanh thu của hãng trong quý vừa qua tới từ hoạt động này.
YouTube – Chia sẻ video (1,65 tỷ USD)
Bằng cách chi 1,65 tỷ USD cổ phiếu, Google đã thâu tóm được website đã và đang là trang chia sẻ video lớn nhất thế giới. Đây là trang web phổ biến thứ ba trên thế giới, và Google cho biết thời lượng video được người dùng đăng tải lên Youtube mỗi phút là 100 giờ. Đồng thời nhờ cách thức lưu hành tiền tệ của trang web này mà người dùng ngày nay có thể kiếm sống chỉ bằng cách đăng các đoạn video lên Youtube. Trang web đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa Internet.
Android – Hệ điều hành di động (50 triệu USD)
Tại thời điểm vụ sát nhập diễn ra, công ty Android của Andy Rubin mới chỉ là một startup 22 tháng tuổi chuyên "sản xuất phần mềm cho di động". Google chỉ phải bỏ ra 50 triệu USD để mua lại công ty này, một thương vụ mà giám đốc sát nhập thời điểm đó của Google là David Lawee đã gọi là "hợp đồng tốt nhất từ trước đến nay". Chưa đầy một thập kỷ sau kể từ vụ mua bán năm 2006, Android của Google đã trở thành hệ điều hành smartphone được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Và không chỉ dừng lại ở đó, Android giờ còn được dùng cho cả máy tính bảng, tivi, ôtô, trò chơi điện tử và cả các thiết bị gắn trên người. Đây chắc chắn là thương vụ thâu tóm quan trọng nhất trong số các thương vụ mà Google đã từng thực hiện.
Anh Minh
Theo Business Insider
Tin tức & Sự kiện khác
- Vì sao không nên tiếp thị trực tuyến "nhỏ giọt"?(10/03/16)
- Chuyên gia an ninh mạng bật mí tuyệt chiêu để mua bán trực tuyến tuyệt đối an toàn(27/11/15)
- Top công cụ marketing online được các chủ shop ưa chuộng nhất(14/10/15)
- 4 bước quan trọng trong kinh doanh online(09/09/15)
- 5 sai lầm cần tránh trong thương mại điện tử(03/09/15)
- 20 gợi ý kinh doanh thu nhập hấp dẫn không cần thuê địa điểm(03/09/15)
- Vi phạm thương mại điện tử phạt đến 50 triệu đồng(14/08/15)