Tin tức & Sự kiện

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn web 1

    0968 160 406

  • Hotline

    0827 373839

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 1
  • Trong ngày: 350
  • Hôm qua: 417
  • Tổng truy cập: 363125

Thương mại điện tử: 4 tỷ USD và giấc mơ bùng nổ

Với sự phát triển của Internet, 3G và các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone cùng hàng ngàn thẻ ngân hàng phát hành mỗi ngày, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đang đứng trước thời cơ bùng nổ với doanh thu dự kiến lên đến 4 tỷ USD trong năm 2015.


Thương mại điện tử Việt Nam đang đứng trước thời cơ bùng nổ với doanh thu dự kiến lên đến 4 tỷ USD trong năm 2015.

Sẵn sàng bùng nổ?

Những nỗ lực đẩy mạnh thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam đã mang lại hiệu quả nhất định.

Theo ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương, TMĐT đang có bước phát triển rất nhanh nhờ hệ thống viễn thông phát triển vượt bậc với khoảng 1/3 dân số Việt Nam truy cập Internet. Tỷ lệ website có tính năng đặt hàng trực tuyến là 58%, trong đó tỷ lệ website có tính năng thanh toán trực tuyến là 15%.

Báo cáo mới nhất của eMarketer, một hãng nghiên cứu đến từ Mỹ cũng cho thấy Việt Nam là thị trường bùng nổ của smartphone (điện thoại thông minh) với 30% dân chúng sử dụng. Thời gian online trên thiết bị di động cũng chiếm tới 1/3 ngày của người tiêu dùng Việt.

Sự phổ cập của Internet, 3G và các thiết bị di động đã chắp thêm sức mạnh cho TMĐT cất cánh. Căn cứ vào những số liệu trên và ước tính giá trị mua hàng trực tuyến của mỗi người vào năm 2015 tăng thêm 30 USD so với năm 2013, thì dự báo doanh số mua bán trực tuyến của Việt Nam năm 2015 sẽ đạt 4 tỷ USD.

Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang chạy đua cạnh tranh thị phần với nhiều chiến lược kinh doanh mới; trong đó, kinh doanh trên ứng dụng điện thoại thông minh được dự báo sẽ diễn ra rất sôi động.

Google đã trở thành thành viên của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và không giấu diếm kỳ vọng thu được 30 triệu USD mỗi năm từ thị trường này. Alibaba và eBay cũng đã nhanh chân tìm được đại diện chính thức, trong khi Amazon và Rakuten đang tiến tới việc thiết lập quan hệ đối tác hoặc mua cổ phần tại các hãng thương mại điện tử Việt Nam. Một số DN Thái Lan, Hàn Quốc cũng đang tìm đường đầu tư, có thể thông qua một doanh nghiệp khác hoặc tự thực hiện.

Trong nước, mặc dù chưa có tên tuổi nào nổi bật hẳn lên nhưng số lượng các công ty tham gia lĩnh vực này đã "trăm hoa đua nở" với một số tên tuổi có thể kể đến như Vật Giá, VCCorp, Chợ Điện Tử (Peacesoft), Mekongcom....

Trông chờ "nhân tố đột phá"

Mặc dù có rất nhiều dữ kiện để khẳng định sự sẵn sàng bùng nổ của thị trường TMĐT Việt Nam song tờ Bangkok Post vẫn nhận định "bất chấp tiềm năng lớn, tăng trưởng TMĐT ở Việt Nam đang bị kiềm chế bởi nhiều lý do. Trong đó, thói quen và niềm tin mua bán hàng trên mang cũng như việc thanh toán tiền hàng trực tuyến đã trở thành thách thức chính khiến TMĐT ở Việt Nam vẫn chưa như kỳ vọng".


Có rất nhiều dữ kiện để khẳng định sự sẵn sàng bùng nổ của thị trường TMĐT Việt Nam

Đánh giá về triển vọng, ông Trần Trọng Tuyến, GĐ công ty DKT cũng cho rằng: "Nếu xem quá trình phát triển TMĐT là một con dốc vừa cao vừa dài, các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Trung Quốc đã sắp lên đến đỉnh dốc thì Việt Nam chúng ta mới chỉ mới bắt đầu leo dốc, khoảng cách ấy vào khoảng 5-7 năm".

Các nhận định trên đều chung một điểm là TMĐT phải tiếp tục nỗ lực lớn trong đầu tư để phát triển bài bản, xây dựng niềm tin để phát triển bền vững. Để làm điều đó, thị trường đang trông chờ sự xuất hiện "cầm trịch" của một nhà cung cấp lớn như Alibaba tại Trung Quốc, eBay, Amazon tại Mỹ....

Nhà cung cấp như thế cần có uy tín vững vàng, đã được khẳng định qua thời gian để "thu phục" niềm tin thị trường; có tiềm lực mạnh để đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tiêu dùng và có phong cách làm việc chuyên nghiệp để TMĐT thực sự cất cánh. Và thị trường 4 tỷ USD với tất cả các yếu tố để bùng nổ vẫn đang chờ đợi sự xuất hiện này! Đó hẳn là nhân tố đột phá, tạo dựng sự phát triển dài hạn cho TMĐT.

 

Theo Vietnamnet.vn

Tin tức & Sự kiện khác

Hotline 24/7: 0968 16 04 06